CÁC LOẠI MỆNH THỦY TRONG NGŨ HÀNH

Hành Thủy là gì? Có bao nhiêu mệnh Thủy? trong ngũ hành gồm có 6 nạp âm phân thành: Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy. Mỗi hành Thủy đều mang ý nghĩa và sức mạnh khác nhau. Cùng Phong thủy Vũ Vương tìm hiểu sơ lược về biểu tượng đại diện của 6 loại "THỦY" bên dưới nhé!

  • Giản Hạ Thủy: Nước dưới khe

  • Tuyền Trung Thủy: Nước trong suối

  • Trường Lưu Thủy: Nước chảy dài

  • Thiên Hà Thủy: Nước mưa

  • Đại Khê Thủy: Nước khe lớn

  • Đại Hải Thủy: Nước biển lớn

Vậy với các mệnh Thủy ở trên, mệnh Thủy nào mạnh nhất? Bên cạnh đó, ngũ hành bản mệnh Thủy nói lên điều gì về tính cách, vận mệnh của mỗi người? Cùng Phong Thủy Tam Nguyên khám phá tiếp nhé!

1. Giản Hạ Thủy (澗下水 - Nước dưới khe) - Bính Tý (1936 – 1996) và Đinh Sửu (1937 – 1997)

- Thủy của Bính Tý, Đinh Sửu theo Thủy cục thì Đế vượng nằm ở Tý và Suy ở Sửu. Vượng rồi đến suy ngay tất nhiên không thể thành giang hà (sông lớn) được, cho nên gọi bằng Giản hạ Thủy. Kim sẽ Thủy do đó, những người thuộc nạp âm này thường sẽ hợp với những người có tử vi tuổi Giáp Tý năm 2021.

- Giản Hạ Thủy là dòng nước lạch suối, không rõ nguồn gốc và cũng không có hướng nhất định để chảy đi, lòng lạch lòng suối lúc nông lúc sâu.

- Cổ nhân có câu: “Dục tấn dục thoái sơn khê thủy, Dục phản dục phúc tiểu nhân tâm”. Nghĩa là lúc tiến lúc lui như nước lạch, lúc phản phúc lúc lật như lòng tiểu nhân.

cac-loai-menh-thuy-trong-ngu-hanh-anh-1.webp
Giản Hạ Thủy - Nước dưới khe

- Số ai có Phục Binh hay Phá Quân Địa Kiếp hoặc Tử Phá hoặc Linh Hỏa hãm địa mà thêm nạp âm Giản Hạ Thủy nữa thì cái lòng phản phúc lật lọng càng ghê gớm. Đứng ngôi chủ như vậy bộ hạ hãy lo giữ đầu, đứng vai thần tử mà như vậy kẻ đứng chủ chỉ việc chờ ngày bị phản. Tâm chất thâm hiểm, tình ý nhỏ nhen nhưng rất thực tế và sắc bén.

- Trường hợp số bình thường ắt nhu nhược bất quyết mà thêm Giản Hạ Thủy nạp âm nữa thì hoàn toàn vô tích sự, lúng túng, hoảng loạn trước công việc.

- Giữa Bính Tí và Đinh Sửu thì Bính Tí nguy hiểm hơn Đinh Sửu do thổ khắc thủy khiến cho nhuệ khí bị tước giảm.

2. Tuyền Trung Thủy (泉中水 – Nước trong suối) - Giáp Thân (1944 – 2004) và Ất Dậu (1945 – 2005)

- Giáp Thân và Ất Dậu là Tuyền Trung Thuỷ. Thân là Lâm Quan, Dậu là Đế vượng của Kim cục. Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, tuy nhiên do là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa hùng dũng lớn mạnh, vì vậy đặt là Tuyền Trung Thuỷ.

- Tuyền Trung Thuỷ tức nước giếng không có gốc nguồn rõ rệt. Ở dưới sâu khơi lên từ lòng đất nên tư tưởng thâm thúy, hành động ẩn dật. Giếng tốt, nước lấy chẳng bao giờ cạn cho nên đức vọng của người Tuyền Trung Thuỷ vô cùng.

- Nước giếng từ suối lạnh nên trong và lạnh, lấy mãi không hết, mọi người đều uống, trăm nhà dùng nước giếng mà sống. Nước trong là tinh khiết hay liêm khiết, nhưng nước lạnh là thiếu nhiệt tâm đối với nhân thế.

cac-loai-menh-thuy-trong-ngu-hanh-ban-menh-anh-3.jpeg
Tuyền Trung Thủy – Nước trong suối

- Hành Thuỷ này không bao giờ tự phát, phải dựa vào thời thế, dựa vào thời cơ để đi theo thôi chứ không phải là người mở đầu khởi xướng. Người nạp âm Tuyền Trung Thuỷ theo ngành tình báo, gián điệp thì hợp cách nếu như cung Mệnh có những sao với tính cách này.

- Giáp Thân Ất Dậu đều là Tuyền Trung Thuỷ. Thân Dậu cả hai đều thuộc Kim, Kim sinh Thủy, bản thân mất nguyên khí. Sau tuổi trung niên sức phấn đấu suy vi. 

3. Trường Lưu Thủy (长流水 – Nước chảy dài) - Nhâm Thìn (1952 – 2012) và Quý Tỵ (1953 – 2013)

- Nhâm Thìn Quí Tỵ, Thìn là Mộ khố của Thuỷ mà Tỵ là Trường Sinh của Kim, kim sinh thủy vượng. Đã vượng mà còn chứa vào kho nước không bao giờ hết nên gọi bằng Trường Lưu Thủy.

- Trường mang nghĩa vĩnh cửu, Lưu mang nghĩa chuyển động không ngừng, cuồn cuộn vô cùng, thao thao bất tuyệt. Tham vọng to tát nhưng tư tâm không nhiều. Nếu như số là con người giỏi giang có thể giao việc mà không sợ phản bội.

cac-loai-menh-thuy-trong-ngu-hanh-ban-menh-anh-4.jpeg
Trường Lưu Thủy – Nước chảy dài

- Trường Lưu Thủy có một khuyết điểm: chỉ chú trọng đại cuộc mà quên mất tiểu tiết, đôi khi do sơ sót mà hỏng việc.

- Mệnh xấu nạp âm Trường Lưu Thủy là người không có cơ sự nghiệp nhưng biết lo xa cũng ấm thân.

- Nhâm Thìn và Quí Tỵ, Thìn thuộc Thổ khắc Thủy. Tỵ thuộc Hỏa bị Thủy khắc, đứng trước khó khăn của hung vận Nhân Thìn vững vàng hơn Quí Tỵ. 

4. Thiên Hà Thủy (天河水 – Nước mưa) - Bính Ngọ (1966 – 2026) và Đinh Mùi (1967 – 2027)

- Bính Ngọ và Đinh Mùi, Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ nơi chốn Hỏa vượng mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra thì phải từ trên trời xuống nên gọi bằng Thiên Hà Thủy.

- Bính Ngọ - Đinh Mùi đều là chỗ hỏa vượng mà sinh ra thuỷ, thủy từ hỏa xuất thì chỉ có từ trên trời xuống.

- Thiên Hà Thủy đổ xuống khắp mọi nơi trên trái đất đó là mưa. Vạn vật đều nhờ mưa mà tươi tốt màu mỡ. Tình yêu thương chan hoà. Nhưng mưa có mưa nhỏ mưa to, mưa xuân mưa hạ, mưa giông mưa bão. Không phải mưa nào cũng hữu ích cho bàn dân thiên hạ. Cần mưa nhỏ mà lại mưa lớn, cần mưa lớn mà chỉ lâm râm, mưa như thế kể bằng vô ích.

cac-loai-menh-thuy-trong-ngu-hanh-ban-menh-anh-5.jpeg
Thiên Hà Thủy – Nước mưa

- Người có ngũ hành Thuỷ là Thiên Hà Thủy cần phải thêm trí tuệ mới hay. Thiên Hà Thủy làm việc xã hội, làm việc tôn giáo hợp cách.

- Đứng ngôi chủ vào thời bình mà không nắm quyền sinh sát, dân gian được nhờ. Mệnh nhiều sát tinh, hung tinh mà Thiên Hà Thủy thành ra mâu thuẩn khó thành công trên kinh doanh hay chính trị quân sự.

- Bính Ngọ can chi hỏa đều bị thủy khắc, Đinh Mùi thì chỉ Mùi thuộc thổ khắc thủy nên ứng phó với hung vận linh hoạt hơn Bính Ngọ.

5. Đại Khê Thủy (大溪水 – Nước khe lớn) - Giáp Dần (1974 – 2034) và Ất Mão (1975 – 2035)

- Trong các mệnh Thủy, Đại Khê Thủy mạnh hay yếu? Đại Khê là nước khe lớn, thác nước tung hoành trong rừng núi khác hẳn Giản Hạ Thủy là khe nhỏ suối con. Bởi thế Đại Khê Thủy thủy khí lượng lớn, biến hóa đến mức gây sợ hãi, tuy không ngấm ngầm nhưng tâm cơ sâu rộng lan tràn ngập lụt.

- Tuy nhiên lại không được xem như sông ngòi. Thác lũ khi gặp lòng sâu, hoặc hang hốc cũng chảy thành dòng, lấp đầy thành vũng. Bởi thế đôi khi bụng dạ hẹp hòi và tư tâm.

cac-loai-menh-thuy-trong-ngu-hanh-ban-menh-anh-6.png
Đại Khê Thủy – Nước khe lớn

- Người nạp âm Đại Khê Thủy nếu là một chiến lược gia tất có cái nhìn rộng rãi bao quát.

- Nếu Mệnh kém mà nạp âm Đại Khê Thủy lại trở nên con người mơ mộng ước vọng, hoài bão to tát mà thiếu khả năng hành động, vô dụng.

- Giáp Dần, Ất Mão hai chi đều thuộc Mộc, đều vững mạnh trước hung vận nhưng Ất Mão ý nhị hơn, mềm dẻo hơn vì cả Ất lẫn Mão đều là âm Mộc. 

6. Đại Hải Thủy (大海水 – Nước biển lớn) - Nhâm Tuất (1982 – 2042) và Quý Hợi (1983 – 2043)

- Nhâm Tuất và Quý Hợi thuộc ngũ hành Thủy, Thuỷ Quan Đới ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn).

- Nước của Đại Hải Thủy diện tích quảng khoát, thế tượng bao la, xung kích lực mạnh, làm thiện hay làm ác đều dữ dội. Hoặc là gian hùng của thời đại, hoặc là anh hùng cái thế.

- Nước Đại Hải Thủy thâu gồm trăm sông chảy miên man về biển cả, bao quát tính thăng trầm của đất trời, thâu tóm ánh sáng của nhật nguyệt. Nguồn của Đại Hải Thủy có trong có đục. Nhâm Tuất chứa thổ khí nên đục, Quí Hợi toàn thủy nên trong.

cac-loai-menh-thuy-trong-ngu-hanh-ban-menh-anh-7.jpeg
Đại Hải Thủy – Nước biển lớn

- Nếu mệnh đáng bậc chính nhân thì khi ở ngôi vị thường bao dung đại lượng ưa làm điều thiện không ưa điều ác, ngược lại mệnh tầm thường hạ tiện sẽ thành con người lấy oán mà trả ân, tâm địa hẹp hòi như hai dòng nước trong đục vậy.

- Nhâm Thủy Quí Hợi đều là Đại Hải Thủy, có điều Tuất thổ khiến cho Đại Hải Thủy chảy thành dòng như lòng sông, đầu óc sáng suốt cử chỉ minh bạch thiện ác phân minh.

- Quý Thủy là chính vị, thủy vượng cực chảy tràn lan không bờ bến nên tâm chất khó hiểu, muốn đề phòng cũng khó mà đề phòng nổi, thiện ác không rõ rệt. Quý Hợi mà có những sao ở Mệnh mang khuynh hướng làm chính trị sẽ là người ứng phó với những biến động lớn rất giỏi, lúc lâm nguy thì quyền biến. 

Trong 6 loại mệnh Thủy thì Đại Hải Thủy (nước biển lớn), Thiên Hà Thủy (nước mưa) không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy (Thủy hao Thổ lợi) vì đất không ở biển lớn hay trên trời, cả hai phối hợp cùng Thổ càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt đường công danh phú quý. 

Còn Trường Lưu Thủy (Nước chảy dài - sông), Giản Hạ Thủy (Nước dưới khe), Tuyền Trung Thủy (nước trong suối) và Đại Khê Thủy (nước khe lớn) đều kỵ Thổ, nước chỉ làm lợi cho đất, số sẽ vất vả, nghèo khó, vì nước mất mát mà cho đất thêm màu mỡ.

 

Cập nhật: 6.5.2024


Chưa có bình luận

Bình luận