Phong thủy quan niệm, mọi vật trên trái đất này chỉ ở trong hai trạng thái, hoặc Âm, hoặc Dương. Khái niệm về Âm – Dương cũng rất cơ bản, như: Ánh sáng là Dương, bóng tối là Âm; Ngày là Dương, đêm là Âm; Nóng là Dương, lạnh là Âm. Màu Đỏ là Dương, màu đen là Âm. Động là Dương, tĩnh là Âm… Âm – Dương là hai hình thức khởi thủy của vạn vật, tuy đối nghịch nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ, không thể tách rời được.
Âm Dương trong phong thủy
Phong thủy cũng quan niệm, vạn vật trên trái đất này được chia thành 5 loại: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi loại đều có đặc tính riêng, được gọi là hành. Mỗi hành lại có màu biểu trưng. Chẳng hạn, màu trắng tượng trưng cho hành Kim, màu xanh lá tượng trưng cho hành Mộc, màu đen tượng trưng cho hành Thủy, màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, màu vàng lại tượng trưng cho hành Thổ. Vật này tạo ra hay nuôi dưỡng, làm lợi cho vật khác thì được gọi là tương sinh. Ngược lại, vật này cản trở, chế khắc vật kia được gọi là tương khắc.
Âm Dương là yếu tố có tác động rất lớn tới sự tồn tại, phát triển, sản sinh của mọi thứ kể cả con người chúng ta. Biết cách cân bằng Âm Dương trong phong thủy sẽ giúp sự sống đạt được trạng thái hoàn hảo, cân bằng. Từ đó đón nhận nhiều an bình, cát lành.
Yếu tố Âm Dương trong thiết kế và xây dựng nhà cửa được thể hiện ở vị trí, hướng, màu sơn, đặc biệt là địa hình của căn nhà. Nhà ở đạt trạng thái cân bằng âm dương là khi khí Dương nhiều hơn khí Âm nhưng không lấn át nhau. Nếu ngôi nhà ở địa điểm có thể tiếp nhận nhiều nguồn sáng tự nhiên và gió thì nên trồng cây cao, đào thêm ao, hồ để Dương thịnh.
Cân bằng âm dương trong nhà ở
Xây nhà/mua nhà hay thuê nhà, chúng ta cần hiểu, dù chỉ ở một vài tháng hay một vài năm thì đó cũng là nơi chúng ta cư trú, là nơi ngơi nghỉ mỗi ngày. Nhà là tổ ấm. Cái tổ có được bền vững, yên bình hay không là do từng “ngọn cỏ”, “cọng rơm” chúng ta lót thành tổ. Bởi vậy, khi biết cách kết hợp cùng những quy chuẩn của phong thủy, cuộc sống của chúng ta sẽ đón nhận nhiều cát lành.
Cân bằng Âm – Dương cho nhà ở, cần phải bố trí ánh sáng và bóng tối hài hòa. Chỗ nào cần sáng thì sáng, nơi nào cần tối thì tối. Chẳng hạn, Môn (cửa chính) là nơi tiếp nhận luồng sinh khí từ bên ngoài vào nhà nên cần phải ở một vị trí sáng sủa. Phía trước cửa chính tránh bị những tàn cây lớn che phủ hay có những vật cản làm cho thiếu ánh sáng. Hoặc trường hợp cửa chính nằm trong một hành lang dài và hẹp, thì ánh sáng cũng không đủ để hấp dẫn sinh khí vào nhà, do đó cần phải bố trí lắp thêm đèn...
Sau cửa chính, phòng khách, phòng bếp và phòng làm việc… đều nên sáng sủa. Chỉ có phòng ngủ, phòng thờ là không nên sáng quá (vì đây là không gian tĩnh). Trong phòng thờ, phòng ngủ thì không nên trang trí các gam màu nóng, cung cấp lượng ánh sáng cao.
Năng lượng của ngôi nhà phụ thuộc không nhỏ vào cách lựa chọn và sử dụng vật liệu. Để có thể kết hợp khéo léo các loại vật liệu cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và kinh nghiệm của người thiết kế. Sự hài hòa của vật liệu theo Ngũ hành sẽ tạo ra những mảng không gian hòa hợp khiến cho ngôi nhà ta có được tính sinh động và cuốn hút đồng thời bổ trợ hiệu quả nhất cho cuộc sống đa diện của con người.
Cân bằng âm dương trong phong thủy ở cách chọn vật phẩm phong thủy và trang sức phong thủy
Cân bằng âm dương trong việc sử dụng vật phẩm phong thủy
Trang sức phong thủy không chỉ có tác dụng làm tăng giá trị thẩm mỹ mà còn mang đến nhiều giá trị to lớn trong Phong thủy Âm Dương. Để giúp hai yếu tố Âm – Dương được cân bằng, hài hòa, bạn nên lựa chọn các vật phẩm hay món đồ trang sức có chất liệu, màu sắc phù hợp. Đặc biệt, những vật phẩm chế tác từ Đá Thạch Anh như, Cầu đá Thạch Anh, Kim Tự Tháp Thạch Anh, Bình Nước Thạch Anh… thường mang tới nguồn năng lượng dương mạnh mẽ, giúp cân bằng Âm – Dương cực tốt.
Cập nhật: 5.5.2024
Chưa có bình luận
Bình luận