Phúc báo là gì?
Có bao giờ quý gia chủ thắc mắc "Phúc báo là gì?" Phúc báo của một người chính là “quả ngọt” tốt đẹp đến với người đó, xuất phát từ cái tâm hướng thiện, việc làm có đức ở trong quá khứ. Hay nói cách khác, ngày hôm nay nếu một người làm một việc tốt thì trong tương lai điều tốt đẹp sẽ tự nhiên đến với người đó.
Phúc báo có được là do tu tập hành thiện bố thí. Nếu như chúng ta biết học từ, bi, hỉ, xả một cách chân chính, tức có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới đón nhận được phúc báo. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng chỉ là một loại khổ đau chứ không phải là phúc báo đích thực, không thể đem đến cho gia chủ niềm an vui, hạnh phúc.
Phúc báo có được nhờ sự tu tập chân chính, nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút phiền muộn, áp lực nào. Phúc báo đến một cách tự nhiên mới là lợi ích bền vững.
Phúc báo dưới quan điểm đạo Phật được hiểu như thế nào?
Giáo lý đạo Phật răn dạy, nhân quả, phúc báo chính là cái giữ cho thân tâm trong sáng. Nhân quả ở đây chính là kết quả của tất cả những gì mà kiếp này chúng ta làm, có mối tương quan mật thiết đến kiếp sau: “Muốn biết nhân quá khứ, hãy xem quả hiện tại, muốn biết quả vị lai thì nhìn nhân hiện tại”.
Có thể nói những việc chúng ta làm ở hiện tại sẽ có quả ở trong tương lai. Cho nên, chúng ta cần chuẩn bị kỹ cho kiếp lai sinh, biết trân trọng những thứ mình đang có, đồng thời phải tạo phúc báo hơn cho kiếp sau.
Làm thế nào để nhận được phúc báo?
Khi đã hiểu rõ được phúc báo là gì, chúng ta cần biết những việc nên làm để đón nhận nhiều phúc báo, cho chính bản thân và con cháu đời sau. Dưới đây là những việc đơn giản chúng ta cần làm.
Hiếu thảo với cha mẹ
Muốn nhận được phúc báo, chữ "Hiếu" luôn được đặt lên hàng đầu
Trong trăm điều thiện, chữ hiếu được đặt lên hàng đầu. Bố mẹ có công sinh thành, dưỡng dục và nuôi lớn chúng ta nên người. Cả một đời chúng ta không thể trả hết công ơn. Những kẻ bất hiếu, trời không dung đất không tha.
Hơn nữa, những người mà ngay cả bố mẹ mình còn không hiếu thuận được thì làm sao có thể đem những điều tốt lành cho người khác, để nhận lấy phúc báo về sau.
Không oán hận, cáu gắt
Oán hận, cáu gắt sẽ thui trụi mọi phúc đức
Tức giận như ngọn lửa thiêu rụi rừng công đức. Một cơn giận dữ có thể thiêu đốt đi phúc đức tích tụ từ trước đó. Người xưa có câu: “Oán hận một lần với người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp”.
Tránh sát sinh
Mỗi sinh mệnh tồn tại trên đời đều có lý do nhất định và mục đích cuối cùng không phải là dùng để phục vụ hành động giết mổ của con người. Người thường xuyên sát sinh trong lòng thiếu thiện niệm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến phúc đức về sau.
Không trộm cắp
Hành động trộm cắp khiến phước lộc cạn kiệt
Khái niệm trộm cắp rất rộng, chỉ cần chiếm hữu những vật không phải của mình thì đó được coi là trộm cắp, ngay từ những thứ nhỏ nhất như một tờ giấy. Hành vi trộm cắp sẽ làm tổn hại đến phúc báo của chúng ta, và đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ chịu một tổn thất tương tự.
Không tham lam, keo kiệt
Biết giúp đỡ người khác là tạo hạnh phúc cho chính mình
Những người tham lam và keo kiệt, miệng ăn núi lở thường hay bị cái nghèo vây bủa. Không làm việc thiện sẽ không gieo được mầm phúc đức. Kiểu người này không có tấm lòng bác ái, không có nhân duyên, nhất định sẽ chẳng hào phóng giúp đỡ người khác. Như vậy thì làm sao họ có thể gây dựng được sự nghiệp lớn mạnh trong xã hội cần đến sự hợp tác, liên kết như hiện nay.
Không nói dối
Nói dối là một việc làm không nên nếu như muốn nhận được phúc báo
Đối xử với người nhà hay đồng nghiệp, chỉ cần bạn đặt sự chân thành khi đối đãi với mọi người thì bạn sẽ được yêu quý, tín nhiệm và hỗ trợ.
Thường xuyên thêu dệt chuyện không đúng sự thật sẽ chỉ khiến bạn trở thành một người xấu tính, tự đánh mất niềm tin với người xung quanh và trong nhiều tình huống sẽ phải trả giá đắt.
Đức Phật răn dạy chúng sinh phải biết tu tập, làm việc thiện để tạo nhân duyên, có đầy đủ phúc báo để đời này được an vui, kiếp sau không đọa đường ác. Đó là cội gốc của các pháp lành thế gian và xuất thế gian.
Phúc báo của mỗi con người đều có giới hạn nhất định, nếu dùng hết phúc báo của kiếp này thì kiếp sau sẽ chẳng còn tích lại được chút nào. Không biết coi trọng phúc báo, ngược lại còn lãng phí thì kiếp sau sẽ chẳng thể đón nhận được quả ngọt.
Cập nhật: 6.5.2024
Chưa có bình luận
Bình luận